Bạn đã rõ các mốc bảo dưỡng ô tô? Đây là việc mà bất cứ chủ xế nào cũng phải ghi nhớ, bởi bảo dưỡng ô tô đúng thời điểm có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của xe hơi. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn các mốc bảo dưỡng ô tô theo thời gian, quãng đi của xe và theo từng hãng ô tô. Cùng đọc bài viết này nhé!
Bảo dưỡng ô tô gồm những hạng mục nào?
Dưới đây là các hạng mục cần phải xem xét khi bảo dưỡng ô tô:
Thay dầu động cơ
Dầu động cơ là nguyên liệu giúp bôi trơn, chống gỉ, làm mát,… cho động cơ của ô tô.
Thay dầu động cơ là loại bỏ dầu cũ, chất cặn tích tụ và sử dụng dầu mới. Điều này giúp bảo vệ động cơ và đảm bảo nó hoạt động một cách hiệu quả.
Dầu động cơ cần thay thế định kỳ khi đã dật 5000 km hoặc 06 tháng.
Thay lọc gió động cơ
Lọc gió động cơ giúp loại bỏ các hạt bụi và cặn bẩn trong không khí đi vào hệ thống động cơ. Lọc gió cần được kiểm tra và thay thế định kỳ để đảm bảo không khí sạch đi vào động cơ, giúp tăng hiệu suất và tuổi thọ của động cơ.
Bộ phận này được vệ sinh định kỳ sau lần chạm đến 10000km và thay thế trong khoảng 20000 – 30000.
Thay lọc nhớt ô tô
Lọc nhớt (lọc dầu ô tô) là bộ phận giúp loại bỏ các cặn tích tụ và bụi trong dầu nhớt, đồng thời bảo vệ động cơ khỏi mài mòn.
Thông thường, lọc dầu động cơ được thay thế định kỳ sau mỗi 10000 km.
Thay lọc nhiên liệu
Lọc nhiên liệu giúp ngăn chặn các hạt bụi và tạp chất trong nhiên liệu đi vào buồng đốt. Thay lọc nhiên liệu định kỳ sẽ giúp duy trì hiệu suất của động cơ và tránh các vấn đề liên quan đến nhiên liệu.
Lọc nhiên liệu nên được thay thế khi đã sử dụng được 02 năm hoặc khi độ dài đi trong khoảng 40000 km.
Thay dầu hộp số
Dầu hộp số là nguyên liệu giúp bôi trơn, làm sạch và chống gỉ sét cho các bộ phận trogn hộp số. Lâu ngày, dầu hộp số có thể bị bẩn hay biến chất, dẫn đến hoạt động của các bộ phận không được đảm bảo.
Dầu hộp số nên được thay định kỳ sau mỗi 40.000 – 60.000 km.
Thay bugi và vệ sinh kim phun
Đây là hai bộ phận hoạt động với mục đích là tạo ra sự cháy trong buồng đốt.
Đối với bugi sẽ cần vệ sinh sau mỗi 20000 km và thay thế sau 40000km. Với loại bugu Iridi, cần thay thế sau mỗi 100000 km.
Đối với kim phun, chỉ cần vệ sinh. Kim phun cần vệ sinh định kỳ sau mỗi 20.000km.
Kiểm tra hệ thống làm mát
Bảo dưỡng bao gồm kiểm tra mức nước làm mát và kiểm tra các phụ tùng như bơm nước làm mát, van nhiệt và quạt làm mát.
Đối với nước làm mát cũng cần được thay thế để đảm bảo hệ thống làm mát hoạt động ổn định và tránh quá nhiệt độ. Nước làm mát động cơ được bổ sung sau mỗi 10.000km và thay thế mỗi 40.000 – 60.000 km.
Kiểm tra và điều chỉnh khe hở xupap
Khi động cơ chạy, xu páp phải tiếp xúc với nhiệt độ cao nên dễ bị giãn nở. Bởi vậy cần có khe hở, khi bị giãn nở vẫn có thể đóng kín vào cuối kỳ nén. Và khe hở xupap luôn cần đúng chuẩn.
Khe hở cần được kiểm tra định kỳ sau mỗi 40.000 km.
Kiểm tra van không tải
Là bộ phận giúp điều khiển động cơ ở chế độ không tải. Sau thời gian dài sử dụng, van có thể bị lệch nên cầm kiểm tra và điều chỉnh.
Van không tải nên được kiểm tra và điều chỉnh sau mỗi 100.000 – 120.000km.
Kiểm tra, bảo dưỡng phanh và thay dầu phanh
Bảo dưỡng ô tô cần kiểm tra mức nước phanh (dầu phanh) trong hệ thống phanh và thay đổi nước phanh khi cần thiết. Nước phanh sạch và đủ mức sẽ giúp đảm bảo hiệu quả và an toàn của hệ thống phanh. Dầu phanh cần kiểm tra định kỳ sau mỗi 10.000 km, sau mỗi 2-3 km.
Với hệ thống phanh trước và phanh sau, cần kiểm tra định kỳ sau 6 tháng hoặc mỗi 10.000 km. Một số hạng mục kiểm tra phanh như xi lanh phanh, má phanh, chân phanh, phanh ABS,…
Đối với phanh đỗ, cần kiểm tra định kỳ sau mỗi 20.000 – 40.000 km.
Kiểm tra và thay đèn chiếu sáng
Đèn pha, đèn hậu, đèn xi nhan và các đèn chiếu sáng khác cần được kiểm tra định kỳ để đảm bảo chúng hoạt động đúng cách. Nếu có đèn hỏng, chúng cần được thay thế để đảm bảo an toàn khi lái xe và tăng khả năng nhìn thấy trong điều kiện ánh sáng kém.
Kiểm tra và xoá mã lỗi
Với sự phát triển của hệ thống điện tử trong ô tô, kiểm tra và xoá mã lỗi trở thành một phần quan trọng trong quy trình bảo dưỡng. Sử dụng thiết bị chẩn đoán, các lỗi hệ thống điện tử như động cơ, hệ thống phanh ABS, hệ thống điều khiển hành trình, hệ thống khí thải, vv. có thể được kiểm tra và xoá.
Kiểm tra và xoá cặn bẩn trên cảm biến
Trong quá trình sử dụng, các cảm biến trên ô tô, như cảm biến oxi hoá và cảm biến khí xả, có thể bị tích tụ cặn bẩn và mảy ô nhiễm. Bảo dưỡng bao gồm kiểm tra và làm sạch cặn bẩn trên các cảm biến này để đảm bảo hoạt động chính xác của các hệ thống điện tử.
Kiểm tra và thay đổi bộ chấp hành
Các bộ chấp hành như dây curoa, dây đai, cần được kiểm tra và thay đổi định kỳ. Điều này giúp tránh hỏng hóc đột ngột và giảm thiểu nguy cơ hư hỏng và tai nạn khi lái xe.
Với dây curoa (đai truyền động trục cam) cần thay thế định kỳ sau mỗi 100.000 km.
Với dây đai cần kiểm tra sau mỗi 100.000km.
Kiểm tra và bơm lốp
Áp suất lốp
Bảo dưỡng ô tô cần bao gồm kiểm tra áp suất lốp và bơm lốp nếu cần thiết. Lốp có áp suất không đúng có thể gây ảnh hưởng đến khả năng lái xe, tiêu hao nhiên liệu và độ bám đường.
Thông thường, sử dụng đồng hồ đo dạng bút, đồng hồ kỹ thuật số ép đều vào thân van hay kim quay số để kiểm tra áp suất lốp xe.
Đảo lốp
Bên cạnh đó, đảo lốp xe cũng rất cần thiết. Đảo lốp giúp lốp mòn đều, kéo dài tuổi thọ của lốp xe. Cần đảo lốp định kỳ sau mỗi 10.000 km.
Kiểm tra hệ thống treo và lái
Bảo dưỡng ô tô cần bao gồm kiểm tra hệ thống treo và lái, bao gồm kiểm tra giảm xóc, bạc đạn, bộ phận treo, và các khớp nối. Điều này giúp đảm bảo sự ổn định, an toàn và thoải mái khi lái xe.
Kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống điều hòa không khí
Nếu xe ô tô được trang bị hệ thống điều hòa không khí, cần kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống này. Điều này bao gồm kiểm tra mức độ lạnh, làm sạch và thay thế bộ lọc không khí và kiểm tra hoạt động chung của hệ thống.
Đối với hệ thống điều hòa, cần kiểm tra định kỳ 6 tháng hoặc 5.000 km.
Kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống điện
Bảo dưỡng ô tô cần bao gồm kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống điện, bao gồm kiểm tra và thay đổi bình ắc quy, kiểm tra hệ thống sạc và khởi động, kiểm tra và thay thế các bóng đèn, kiểm tra dây điện và kết nối, và kiểm tra hệ thống điện tử trên xe.
Một số bộ phận khác
Bộ phận | Thời điểm kiểm tra |
Đèn xe | Định kỳ 6 tháng hoặc mỗi 5.000 km |
Bình ắc quy | |
Hệ thống còi xe | |
Nước rửa kính và cần gạt mưa | |
Vô lăng, các thanh liên kết và thước lái | Định kỳ 6 tháng hoặc mỗi 10.000 km |
Nắp bình xăng, đường ống và đầu nối hệ thống nhiên liệu | |
Hệ thống xả | |
Hệ thống treo, cao su chắn bụi trục truyền động | |
Rô tuyn và cao su chắn bụi | |
Van thông gió, hộp các te và các đường ống, đầu nối | Định kỳ sau mỗi 20.000 – 40.000 km |
Đây chỉ là một số hoạt động bảo dưỡng ô tô phổ biến. Tuy nhiên, quy trình bảo dưỡng có thể thay đổi tùy thuộc vào hãng xe và mô hình cụ thể của ô tô.
Các mốc bảo dưỡng ô tô theo km và thời gian vận hành xe
Thông thường, lịch bảo dưỡng định kỳ xe ô tô thường dùng thời gian vận hành xe và đoạn đường đã đi làm mốc bảo dưỡng.
Tương ứng với các mốc và các hạng mục cần kiểm tra. Bạn đọc tham khảo ở bên dưới nhé!
Khi xe đã đạt 5000 km hoặc 03 tháng
Trong mức km và thờii gian vận hành xe trên thường áp dụng cho xe ô tô mới.
Các hạng mục bảo dưỡng trong giai đoạn đầu này bao gồm:
- Thay dầu động cơ xe
- Kiểm tra hệ thống đèn
- Kiểm tra nước rửa kính và cần gạt mưa
- Kiểm tra áp suất lốp và độ mòn lốp xe
- Kiểm tra hệ thống còi
- Kiểm tra bình ắc quy và độ mòn điện cực
- Kiểm tra hệ thống điều hoà, quạt, sưởi…
Xe hơi đã đi được 10.000 km hoặc 06 tháng
Các hạng mục cần thiết phải kiểm tra trong giai đoạn này:
- Các hạng mục bảo dưỡng tại mức 5000 km – 03 tháng trên
- Đảo lốp xe
- Thay lọc dầu động cơ của xe
- Kiểm tra độ rơ vô lăng, các thanh liên kết và thước lái
- Kiểm tra nắp bình xăng, đường ống và đầu nối hệ thống nhiên liệu
- Vệ sinh lọc gió động cơ
- Kiểm tra hệ thống xả của xe
- Kiểm tra và bổ sung nước làm mát
- Kiểm tra và bảo dưỡng phanh
- Kiểm tra và bổ sung dầu trợ lực lái
- Kiểm tra rô tuyn và cao su chắn bụi
- Kiểm tra và bổ sung dầu phanh
- Kiểm tra hệ thống treo và cao su chắn bụi trục truyền động
Xe ô tô đã đi được 20.000 – 30.000 km hoặc 01 năm
Tại giai đoạn này, xe ô tô cần kiểm qua các hạng mục:
- Các hạng mục bảo dưỡng mức 10.000 km (06 tháng)
- Kiểm tra và điều chỉnh phanh đỗ
- Thay lọc gió động cơ
- Vệ sinh bugi
Xe đi được 40.000 – 60.000 km hoặc 2 – 3 năm
Hạng mục cần thiết cho giai đoạn này bao gồm:
- Các hạng mục bảo dưỡng của mức 20.000 – 30.000 (01 năm)
- Kiểm tra điều chỉnh khe hở xu páp
- Thay bugi (nếu dùng loại bugi thường)
- Thay lọc nhiên liệu
- Thay dầu trợ lực lái
- Thay nước làm mát động cơ
- Thay dầu cầu
- Thay dầu phanh
- Thay dầu hộp số
Xe hơi đi được 80.000 – 100.000 km hoặc 04 – 05 năm
Điểm các hạng mục cần thiết cho giai đoạn này:
- Các hạng mục bảo dưỡng của mức 80.000 – 100.000 km (04-05 năm)
- Kiểm tra điều chỉnh tốc độ không tải
- Kiểm tra, thay đai truyền động trục cam nếu đã xuống cấp
- Kiểm tra các dây đai trên động cơ, thay thế nếu đã xuống cấp
Mốc bảo dưỡng và thay phụ tùng theo hãng xe
Lịch bảo dưỡng xe ô tô Toyota
Theo như lịch bảo dưỡng xe ô tô Toyota, bảo dưỡng định kỳ được phân thành 4 cấp sau:
- Bảo dưỡng nhỏ (mỗi 5000km): 5.000 – 15.000 – 25.000 – 35.000 – 45.000 km
- Bảo dưỡng Trung bình (mỗi 10000km): 10.000 – 30.000 – 50.000 – 70.000 – 90.000 km
- Bảo dưỡng Trung bình lớn (mỗi 20000km): 20.000 – 60.000 – 100.000 – 140.000 – 180.000 km
- Bảo dưỡng lớn (mỗi 40000km): 40.000 – 80.000 – 120.000 – 160.000 – 200.000 km
Lịch bảo dưỡng xe ô tô Honda, Mazda và Kia
Đới với các hãng xe trên, xe được quy định:
- Lần đầu: sau 1000 km
- Các kỳ tiếp: sau mỗi 5.000 hoặc 03 – 06 tháng
Một số mốc quan trọng: 20.000 km, 40.000 km, 60.000 km, 100.000 km, 120.000 km, 140.000 km, 160.000 km, 180.000 km,…
Lịch bảo dưỡng xe ô tô Huyndai
Với Huyndai, mốc bảo dưỡng xe được quy định sau mỗi 5.000 km.
Bên cạnh đó, Huyndai cũng phân cấp bảo dưỡng thành 4 cấp sau:
- Cấp 1: 5.000 km – 15.000 km – 25.000 km…
- Cấp 2: 10.000 km – 30.000 km – 50.000 km…
- Cấp 3: 20.000 km – 60.000 km – 100.000 km…
- Cấp 4: 40.000 km – 80.000 km – 120.000 km…
Lịch bảo dưỡng xe ô tô Vinfast
Theo như lịch bảo dưỡng xe Vinfast, xe cần được bảo dưỡng định kỳ sau mỗi 7.5000 km hoặc sau 06 tháng.
Lịch bảo dưỡng xe ô tô Ford
Đối với xe mới, sau 1.000 km đầu cần được bảo dưỡng
Các mốc bảo dưỡng tiếp: 10.000 km, 20.000 km, 30.000 km, 40.000 km, 50.000 km, 60.000 km, 70.000 km, 80.000 km, 90.000 km, 100.000 km, 110.000 km, 120.000 km, 130.000 km,…
Lịch bảo dưỡng xe ô tô Mitsubishi
Với hãng Mitsubishi, với xe mới, cần được bảo dưỡng khi đã đạt mức 1.000 km đầu.
Các mốc bảo dưỡng tiếp cách nhau 5.000 km hoặc 04 tháng.
Lịch bảo dưỡng xe ô tô Mercedes
Đối với xe Mercedes, xe hơi cần được bảo dưỡng định kỳ sau mỗi 8.000 km hoặc 12 tháng.
Nên nâng cấp phụ kiện xe hơi ở đâu?
Bạn còn phân vận địa điểm nâng cấp và chăm sóc phụ kiện xe hơi? Tìm được điểm chăm sóc xe ô tô giá cả hợp lý không hề thiếu, nhưng điểm chất lượng và uy tín thì khồn hề dễ!
Đừng quá lo, hãy tham khảo thử Wrap Studio nhé, chúng tôi sẽ không khiến bạn thất vọng, bởi:
- Wrap Studio đã có hơn 09 năm kinh nghiệm trong chăm sóc xe ô tô.
- Đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, làm việc có quy trình.
- Các bước thực hiện luôn được giám sát kỹ lưỡng.
- Wrap Studio sở hữu công nghệ tiên tiến bậc cao, giúp thành quả công việc luôn ở trạng thái tốt nhất.
Bạn đã rõ các mốc bảo dưỡng ô tô chưa? Hãy ghi nhớ rõ các mốc để bảo dưỡng xe tại thời điểm tốt nhất nhé! Có như vậy mới có thể sử dụng xe ô tô bền lâu. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
WRAP STUDIO - HỆ THỐNG CHĂM SÓC VÀ LÀM ĐẸP Ô TÔ CHUYÊN NGHIỆP
☎️Hotline tư vấn:
☎️05.228.45678 - 09.8655.8655
☎️08.658.45678 - 09.8665.8665
📍Cơ sở 1: 311 Phạm Văn Đồng - Hà Nội
📍Cơ sở 3: 133 Lê Hoàn - Hưng Phúc -Vinh
📍Cơ sở 4: 16 Long Xuyên - Móng Cái - QN
📍Cơ sở 5: 239A Lê Hồng Phong - TP. Vũng Tàu
📍Cơ sở 6: 8 Việt Hưng, Long Biên - Hà Nội
📍Cơ sở 7: Số 1 - Tổ 5 - P. Chiềng Sinh - TP. Sơn La
📍Cơ sở 8: Quận Hà Đông - TP. Hà Nội (Coming soon)
📍Cơ sở 9: TP. Thanh Hóa (Coming soon)
Website: https://wrapstudio.vn
Chúng tôi là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Wrap Decal và Nâng cấp Phụ Kiện cũng như Spa Chăm Sóc Xe Ô Tô, giúp nội ngoại thất của những chiếc xe được hoàn mỹ nhất. Với sứ mệnh không ngừng sáng tạo và phát triển giúp xây dựng nên những giá trị về phong cách mang đậm chất người Việt trong văn hóa sử dụng phương tiện, cũng như nâng cấp được thật nhiều giá trị và tiện ích cho những chiếc xe không chỉ ở Việt Nam mà còn vươn tầm quốc tế